Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Còn nhiều tiềm năng, cơ hội khai thác

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17-7-2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững. Nghị quyết khẳng định, nông nghiệp Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội cần khai thác, đặc biệt là quỹ đất, nguồn nhân lực và tận dụng cơ hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

 

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch

 

100.000 doanh nghiệp và mục tiêu hàng đầu thế giới về nông sản

Thời gian qua, tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp đạt khá, năng suất, chất lượng và hiệu quả không ngừng được nâng cao. Trong đó, phải kể đến những thành tựu nổi bật như Việt Nam bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và trở thành nước xuất khẩu nông sản đứng thứ hai Đông Nam Á, thứ 15 trên thế giới với 10 nhóm mặt hàng nông, lâm, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ đô la Mỹ.

Thực tiễn cho thấy, Nhà nước cần có chính sách để doanh nghiệp hợp tác với các thiết chế khu vực nông nghiệp thúc đẩy việc tích tụ, tập trung đất đai tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao trong nông nghiệp, sản xuất các mặt hàng nông sản có chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn hơn, có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; tạo vị thế xây dựng thương hiệu quốc gia Nông nghiệp Việt Nam, đồng thời, huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động trong nông nghiệp.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn quan tâm và triển khai dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp hàng đầu thế giới về tôm, cá tra, lúa gạo, cà phê… Hệ thống doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn hình thành với trên 50 nghìn doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông sản, các dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, trong đó khoảng 10.200 doanh nghiệp trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản.

Tuy nhiên, sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp rất khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế phát triển. Số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp hiện chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, trong đó số doanh nghiệp nông lâm, thủy sản chiếm 1%. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu hiện nay vẫn ở dạng hộ sản xuất với hơn 9,2 triệu hộ quy mô rất nhỏ. Năng suất lao động ngành nông nghiệp còn hạn chế, chỉ bằng khoảng 38% năng suất lao động bình quân chung cả nước và thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực. Ứng dụng khoa học công nghệ và các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế còn hạn chế, chỉ có gần 5% số doanh nghiệp nông lâm thủy sản được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương. Thị trường tiêu thụ không bền vững; kênh tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi với các nhà phân phối bán lẻ lớn còn hạn chế; số doanh nghiệp tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị còn ít; rào cản về kỹ thuật, chất lượng của thị trường quốc tế ngày càng khắt khe.

Trao quyền cho thị trường, doanh nghiệp là trụ cột

Trước tình hình như trên, Nghị quyết số 53 của Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 3,0%/năm; tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6%-8%/năm.

Đến năm 2030 có 80.000 đến 100.000 doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả, trong đó khoảng 3.000 đến 4.000 doanh nghiệp có quy mô lớn và 6.000 đến 8.000 doanh nghiệp quy mô vừa.

Nghị quyết đưa ra nhiều nhóm giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, trong đó tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm mạnh các rào cản về điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo tinh thần Chính phủ kiến tạo, trao quyền cho thị trường quyết định…

Trên thực tế, ngay từ đầu nhiệm kỳ này, Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho nông nghiệp, với trọng tâm là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Theo Thủ tướng, nông nghiệp là một trong ba lợi thế cạnh tranh, ba mũi nhọn đột phá mà ViệtNamcần tập trung phát triển, cùng với ngành công nghệ thông tin và du lịch.

 “Tôi đặt hàng cho ngành nông nghiệp trong 10 năm tới phải đứng vào tốp 15 các nước phát triển nhất thế giới, trong đó lĩnh vực chế biến nông sản đứng vào tốp 10 thế giới. Nông nghiệp ViệtNamlà một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, là một trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu”, Thủ tướng nêu tầm nhìn với ngành nông nghiệp.

Để hiện thực hóa tầm nhìn trên, Thủ tướng cho rằng ngành nông nghiệp cần có khát vọng phát triển, cốt lõi là sự phát triển của các doanh nghiệp đầu tư trong ngành nông nghiệp và việc đầu tiên là phải có thể chế pháp luật tốt, xóa bỏ những quy định lạc hậu.

Theo Báo HP




Các tin khác

Khởi công xây dựng Nhà máy chế biến rau củ quả công nghệ cao Haphofood tại huyện Tiên LãngMở rộng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ: Tạo điều kiện thu hút doanh nghiệpSản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thay đổi thói quen canh tácKết quả nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn năm 2017Đẩy mạnh xây dựng, phát triển nông nghiệp thông minhDoanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp: Mong được tạo điều kiện bằng cơ chếỨng dụng công nghệ sinh học trong xây dựng nông thôn mớiThực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020: Đầu tư tối thiểu 193 nghìn tỷ đồng từ ngân sáchPhát triển nông nghiệp đô thị sinh thái: Hướng đi mới nhiều tiềm năngKhánh thành Nhà máy chỉ sợi VRG SaDo công suất 6.000 tấn/năm